Hồ sơ chuyên gia
Liên hệ1900.2010Đăng nhậpĐăng ký

Tổng quan về công nghiệp hóa chất và thực trạng ngành tại Việt Nam

14/10/2021

Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Tổng cầu về hoá chất đã giảm mạnh vào năm 2020, sự dư thùa về công suất, áp lực về giá, bất ổn thương mại đang dẫn đến một thay đổi bước ngoặt trong cấu trúc của ngành, nhằm giảm thiểu chi phí đầu từ và nâng cao hiệu quả sản xuất.

 

Công nghiệp hóa chất châu Âu rơi vào tình trạng trì trệ trong 2 thập niên vừa qua 

Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự chi phối của châu Âu, Nhật Bản và Mỹ trong sản xuất hóa chất. Nhưng thống kê năm 2009 cho thấy Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới và cho đến nay vẫn đang tiếp tục phát triển với tốc độ và quy mô nhanh chóng, hướng tới là quốc gia dẫn đầu trong ngành. Việc châu Âu mất đi vị thế của khu vực sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới có liên quan nhiều đến những bất ổn chính trị và sự suy yếu của Liên minh Châu Âu. Những diễn biến này đã đẩy công nghiệp hóa chất châu Âu rơi vào tình trạng trì trệ trong 2 thập niên vừa qua của thế kỷ 21.

Tất nhiên cũng có những nguyên nhân khác góp phần làm mất đi vị thế hàng đầu của châu Âu, trong đó vấn đề chi phí và các chính sách môi trường được xem như những yếu tố quan trọng nhất. Các luật bảo vệ môi trường chặt chẽ đã gây nhiều khó khăn cho các công ty công nghiệp hóa chất tại đây. Mặt khác, chi phí xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất hóa chất tại Trung Quốc hoặc ấn Độ có thể rẻ hơn 40-60% so với ở châu Âu.

Trong khi đó, rất nhiều yếu tố đã giúp cho Trung Quốc trở thành gã khổng lồ mới trong công nghiệp hóa chất toàn cầu, cụ thể là sự sẵn có của các nguồn tài nguyên và công nghệ sản xuất, khả năng cấp vốn nhanh chóng và dễ tiếp cận các nguồn nguyên liệu. Với những yếu tố cơ bản được bảo đảm, công nghiệp hóa chất Trung Quốc đã tiến những bước dài.

Với Việt Nam, công nghiệp hóa chất là cái tên không qua xa lạ với người dân nước ta. Nó có mặt ở khắp các ngành công nghiệp, từ các khâu sản xuất hay ở các xí nghiệp, nhà xưởng đến sản xuất lương thực thực phẩm. Ngành này có đặc điểm chính là sự đa dạng các sản phẩm, có thể phục vụ cho tất cả các ngành công nghiệp khác. Chính vì thế, nó khai thác các tài nguyên của đất nước, từ khoáng sản, dầu khí cho đến sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí là cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp. Ngành CNHC đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một đất nước

 

Ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam được xây dựng trên quy mô lớn bắt đầu từ năm 1954. Trải qua hơn một thập kỷ, nền công nghiệp hóa chất ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần trở thành 1 ngành kinh tế về kỹ thuật độc lập. 

  1. Những năm 1980 – 1985, CNHC dần chiếm được vị thế cao trong toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam.
  2. Năm 1985, bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền công nghiệp hóa chất nước ta phát triển ổn định.
  3. Từ năm 1992 – 1995, CNHC đạt mức độ tăng trưởng cao nhất lên tới 20% / năm.
  4. Những năm cuối thế kỷ XX đến nay, CNHC nước ta góp phần tăng trưởng ở tất cả các thành phần kinh tế.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như công nghiệp hóa chất (CNHC) trên thế giới. Nhu cầu hóa chất giảm rõ rệt trong năm 2020 từ khi đại dịch xuất hiện. Trong khi CNHC đứng trước những thách thức chu kỳ như dư thừa công suất, áp lực giảm giá, những bất ổn thương mại và chính sách về môi trường, đại dịch đã mang đến những thay đổi mang tính cấu trúc và đột biến.

Nhờ tính đa dạng của thị trường hóa chất và khả năng chống chịu khủng hoảng tốt hơn của một số lĩnh vực trong ngành, tác động của suy thoái kinh tế trong năm 2021 đối với CNHC sẽ chỉ ở mức vừa phải so với một số ngành công nghiệp khác. Các công ty hóa chất ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đáp ứng lại cuộc khủng hoảng bằng cách tập trung vào hiệu quả hoạt động đầu tư, tối ưu hóa quá trình vận hành và Quản lý chặt chẽ tài sản cũng như chi phí.

Để đáp ứng được sự thay đổi sâu sắc như vậy trong xu thế mới này chính là cơ hội cho cuộc cách mạng chuyển đổi số (CĐS) trong ngành công nghiệp hoá chất, đây chính là giải pháp mang tính đột phạt và hiệu quả nhất mà trước đó những người đứng đầu ngành cùng cùng các bộ phận lãnh đạo của các Tập đoàn, công ty hoá chất luôn trăn trở và luôn trì hoãn khi bắt đầu thực hiện.

Chuyển đổi số chính là lời giải tốt nhất cho cho bài toán bắt buộc phải thay đổi trong "bình thường mới" của ngành hoá chất, giúp cho ngành tạo ra những sản phẩm, quy trình sản xuất mới, mô hình quản trị vận hành nhân sự mới, tập trung kinh doanh đúng thị trường tiềm năng, gia tăng trải nghiệm khách hàng và tối ưu tối đa chi phi đầu tư và hoạt động.

 

Tiềm lực cơ sở để chuyển đổi số trong ngành hoá chất

Những cải tiến trong hệ thống mạng kết nối gồm truyền dẫn và internet, những thiết bị cảm biến nhận biết tự động, cùng khả năng cung cấp xử lý dữ liệu và công nghệ kỹ thuật vật liệu hiện có của ngành CNHC đều chính là tiền đề tiềm lực to lớn để mở rộng hiệu quả và năng suất trong công cuộc chuyển đổi số ngành công nghiệp hóa chất. Chuyển đổi kỹ thuật số cũng sẽ mang đến những cơ hội đáng kể để tăng cường sự đổi mới trong các sản phẩm và giải pháp nhằm đáp ứng chính sách môi trường. Ví dụ: tối ưu quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm theo công nghệ số được sử dụng để lý tưởng về cách giảm lượng khí thải carbon trong suốt vòng đời sản phẩm.

Để khai thác hết tiềm năng của chuyển đổi số, các công ty hóa chất cần có một quy chuẩn chung để đánh giá trạng thái hiện tại, xác định mục tiêu mong muốn trong tương lai và vạch ra các bước cụ thể trên hành trình kỹ chuyển đổi số. Giai đoạn chín muồi về CĐS của các công ty hoá chất sẽ đưa đến các quyết định chiến lược và các cách thức hành động trong năm khía cạnh quan trọng đối với sự tăng trưởng:

  1. Trải nghiệm của người tiêu dùng
  2. Chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực
  3. Độ tin cậy và hiệu suất trong quản lý tài sản
  4. Đổi mới hệ thống nguyên vật liệu
  5. Mở rộng Hệ sinh thái 

Chuyển đổi số với một quy chuẩn chung sẽ giúp những người đứng đầu doanh nghiệp đánh giá các mức độ trạng thái thay đổi của công ty trên phổ đồ thị được dự báo trước và có gợi ý cho các bước cần thiết để đạt được mục tiêu trên hành trình số hoá. 

 

Xu hướng chuyển đổi số trong ngành Hoá chất với 3 trụ cột

Ngành CNHC nói chung và các công ty hóa chất nói riêng chuẩn bị cho xu thế phát triển mới trong tương lai muốn thành công phải dựa trên cách họ thay đổi và thực hiện chuyển đổi số ngay lúc này trong ba trụ cột chính:

  1. Tăng trưởng và sáng tạo đổi mới: Sự gián đoạn trong các ngành công nghiệp ô tô, xây dựng, nông nghiệp và các ngành công nghiệp tiêu dùng cuối đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp hóa chất. Ví dụ, trong khi các lĩnh vực tương đối mới như sản xuất phụ gia, hiện đang được tiêu thụ rất phổ biến nhưng chưa được thương mại hóa hoàn toàn từ quy trình các bộ phận kỹ thuật đến xây dựng mô hình nhà máy, đê từ đó có thể tạo ra nhu cầu về vật liệu mới, đồng thời, chúng có thể giảm tiêu thụ các hóa chất và vật liệu truyền thống đang trở nên ngành càng khan hiếm. Hầu hết các doanh nghiệp hóa chất đã và đang đánh giá lại các chiến lược tăng trưởng trong tương lai, đi kèm với đó không thể thiếu việc xem xét các dịch vụ giá trị gia tăng được số hoá để bổ sung cho các dịch vụ sản phẩm hiện có, từ đó tăng năng lực cạnh tranh.
  2. Tối ưu hóa hiệu suất và chi phí: Giai đoạn tiếp theo trong công cuộc CĐS là để tối ưu hóa hiệu suất làm việc vượt ra ngoài nhà máy, tức là có thể điều phối quy trình sản xuất từ xa, từ bất kỳ đâu và dễ dàng tích hợp với các tài sản vật lý trong nội tại của nhà máy. Ví dụ, các công nghệ kỹ thuật số mới như blockchain và phân tích dự đoán có thể được tích hợp dễ dàng với cơ sở hạ tầng Internet of Things (IoT) hiện có để cho phép khả năng theo dõi và giám sát quản lý một cách minh bạch toàn bộ quy trình sản xuất. Cũng đã có một số tập đoàn hoá dầu bắt đầu sử dụng các công nghệ xử lý mới để giám sát chuyển hoá dầu thô thành hóa chất thành phẩm với quy trình chặt chẽ và hoàn toàn công khai để bất cứ ai cũng có thể theo dõi được nếu muốn.
  3. Tính bền vững và nền kinh tế tuần hoàn: Để giải quyết các hạn chế quy định đối với nhựa và vi nhựa sử dụng một lần, các tập đoàn và công ty hoá chất đang đầu tư vào công nghệ tái chế, cũng như kết hợp các vật liệu tái tạo và tái chế vào danh mục sản phẩm ngày càng tăng của họ. Từ đó, nỗ lực làm việc với khách hàng để giới thiệu các sản phẩm mới "xanh" hơn, phù hợp điều kiện môi trường hơn, ngành CNHC sẽ cần phải tập hợp các bên liên quan để ứng dụng công nghệ số trong quy trình phát triển sản phẩm và thương mại hóa công nghệ, với tư duy thiết kế lại hoàn toàn.

Một quy chuẩn chung xuyên suốt hành trình chuyển đổi số  

Để có thể đạt được tối đa mục tiêu của chuyển đổi số, chiến lược số hoá toàn doanh nghiệp là cần thiết, bao gồm tất cả các bộ phận với các nhiệm vụ nghiệp vụ khác nhau cho tới các đơn vị kinh doanh riêng lẻ, tất cả phải chuyển mình để thích hợp với xu thế mới trên hành trình số. Chiến lược CĐS này khởi đầu gắn liền với mô hình của bộ phận kỹ thuật - nơi tiên phong tổ chức và thực hiện trong hành trình chuyển đổi số của ngành CNHC

Một quy chuẩn chung để giải quyết từng giai đoạn trong hành trình CĐS phải vượt qua năm khía cạnh chính đã được nêu ở trên:

  1. Trải nghiệm người dùng cuối - sử dụng các công cụ phân tích hành vi, thói quen và nhu cầu của khách hàng để hiểu rõ hơn về chân dung của khách hàng trên không gian số thay vì cách tiếp cận truyền thống khách hàng trước đây.
  2. Hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực - nâng cao năng lực và hiệu suất của lực lượng lao động bằng cách tận dụng các công cụ nhận thức như trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị đeo cảm biến. Tăng cường và tự động hóa quy trình bằng robot. Tự động hóa cũng như các công nghệ số khác được dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến việc bố trí và sử dụng nhân công trong các nhà máy hóa chất, khi đó thời gian của những người vận hành có thể được tiết kiệm để sử dụng cho các nhiệm vụ quan trọng hơn
  3. Độ tin cậy và hiệu suất quản lý và giám sát tài sản - tăng cường độ tin cậy khi giám sát quy trình sản xuất từ xa của nhà máy bằng cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến như IoT, Remote control và AI.
  4. Đổi mới hệ thống hoá nguyên vật liệu - tận dụng công nghệ CĐS để tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển, chẳng hạn như phần mềm mô hình hóa quy trình với trọng tâm là tối ưu hóa nguồn vật liệu và dòng năng lượng trong nhà máy hóa chất.
  5. Hệ sinh thái - CĐS giúp lãnh đạo ngành CNHC tham gia tích cực vào chuỗi giá trị thông qua hợp tác để chia sẻ dự báo nhu cầu, quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn và thương mại hóa các sản phẩm mới.

 

Kết luận: Con đường phía trước

Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp hóa chất sẽ đòi hỏi một bức tranh rõ ràng về sự sẵn sàng, đặc biệt là các bước cần thiết để thiết lập một nền văn hóa thích nghi, thúc đẩy sự linh hoạt và học hỏi liên tục. Như với bất kỳ cuộc cách mạng chuyển mình lớn nào, chuyển đổi số trong CNHC chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 có thể trở thành cơ hội để các tập đoàn và công ty dầu khí rút ra những bài học mới, xây dựng sức mạnh kinh doanh dài hạn, đưa ra những quyết định chiến lược về những thị trường quan trọng trong tương lai mà cách duy nhất có thể đáp ứng đó là thực hiện chuyển đổi số toàn diện cho ngành

 

 

Các giải pháp

Quản trị không gian làm việc số
Xây dựng môi trường làm việc số và quản trị nhân sự số giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản trị nguồn lực của công ty với những số liệu chính xác và luôn được cập nhật.

  • Tối ưu vận hành
  • Gia tăng sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp
  • Tối ưu hiệu suất nhân sự

 Khám phá giải pháp

Quản trị công nghệ
Chúng tôi mang tới các giải pháp và sản phẩm giúp cho doanh nghiệp của bạn nâng cao năng lực quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ đối với doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay.

  • Tối ưu quy trình quản lý bộ phận giao nhận
  • Quản lý đơn hàng dễ dàng
  • Đổi mới công nghệ

  Khám phá giải pháp

Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và khách hàng
Chúng tôi mang đến giải pháp giúp gia tăng trải nghiệm dịch vụ khách hàng từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và khách hàng cho doanh nghiệp.

  • Nâng cao hiệu quả Marketing
  • Kết nối và hợp nhất
  • Gia tăng trải nghiệm khách hàng

 Khám phá giải pháp

Khách hàng

Khám phá các giải pháp cho ngành hóa dầu để dẫn dắt hành trình trải nghiệm của khách hàng. Các giải pháp và dịch vụ của CMC cung cấp giá trị trên toàn bộ phạm vi hoạt động công nghệ số cho ngành hóa dầu

Xem tất cả các khách hàng điển hình

 

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Chúng tôi có thể giúp gì thêm cho bạn?

Hãy liên hệ vớiC.OPE2Nngay bây giờ


© Copyrights 2022 CMC Telecom. All Rights Reserved.