Ngân hàng mở (Open Banking) là xu thế mới thu hút sự quan tâm của các ngân hàng trên thế giới, đặc biệt là tại Châu Âu và Châu Mỹ. Ở Việt Nam, khái niệm ngân hàng mở cũng được các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng quan tâm nhiều hơn trong năm 2020, nhất là sau khi Việt Nam trải qua đợt chống đại dịch Covid-19. Theo dự đoán, Open Banking sẽ được phổ biến ở các nước Châu Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, tại Việt Nam và các nước Châu Á mô hình Open Banking vẫn đang dừng lại ở mức nhận thức và quan tâm. Do đó, một trong những xu hướng mà ngân hàng Việt Nam có thể lựa chọn ngay tại thời điểm này là xây dựng các Platform Banking dựa trên nền tảng và hạ tầng công nghệ số.
Đến năm 2030, ngân hàng sẽ rất khác so với thời điểm hiện tại. Đối mặt với sự thay đổi kỳ vọng của người tiêu dùng, các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh thay thế nên các ngân hàng bắt đầu đưa ra các chiến lược thay đổi từ bây giờ để giúp cho sự sẵn sàng chuyển dịch trong tương lai. Các nhà lãnh đạo ngân hàng ngày càng nhận ra đám mây đó không chỉ là công nghệ, mà đó là một giải pháp hỗ trợ ngân hàng lưu trữ dữ liệu, ứng dụng và truy cập các ứng dụng phần mềm nâng cao thông qua internet. Song song với đó, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tích hợp một hệ sinh thái các sản phẩm và giải pháp trên nền tảng đám mây của họ, ngân hàng có thể truy cập vào nền tảng đám mây của họ giúp các ngân hàng triển khai các hoạt động kinh doanh và các mô hình vận hành để cải thiện việc tăng doanh thu, làm giàu thông tin khách hàng, triển khai các sản phẩm phù hợp theo xu hướng thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, việc dịch chuyển hệ thống lên đám mây giúp cho ngân hàng tiết kiệm chi phí hạ tầng thông tin, giảm thiểu rủi ro trong việc thử nghiệm các giải pháp mới, giảm chi phí vận hành và bảo hành theo mô hình truyền thống. Ngân hàng sẽ tập trung trong việc sáng tạo các sản phẩm mới đáp ứng mong muốn của khách hàng và sự tăng trưởng của kinh doanh.
AI là trung tâm của sự đổi mới trong các dịch vụ tài chính số tại các ngân hàng. Hiện tại, một số ngân hàng đã và đang áp dụng AI vào quy trình xử lý và cung cấp dịch vụ đến khách hàng như: OCR, Facematching, eKYC, quy trình KYC video, Fraud Detection, Score và Chatbot. Sự ứng dụng trí tuệ nhận tạo AI ở từng mức độ sẽ giúp cho mô hình và các thuật toán được tự học và hoàn thiện khi triển khai trên môi trường thực tế, giúp cho mô hình có được sự chính xác và ngày càng hoàn thiện phù hợp với điều kiện và quy trình thực tế.
Fintech hay còn gọi là công nghệ tài chính ngày càng đang trở thành phổ biến trong ngành tài chính và đang có sự phát triển ổn định. Fintech đang là thách thức của ngành tài chính bằng các công nghệ mới, các nguồn dữ liệu mới và cách thức tiếp cận mới. Từ đó mạng lại một nguồn lợi nhuận mới, giải quyết được các vấn đề khách hàng gặp phải bằng công nghệ, AI và BigData. Hiện nay Fintech đã phổ biến rộng rãi trong ngành tài chính, giúp giải quyết các vấn đề mà ngân hàng đang gặp khó khăn khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nhận thấy sự phát triển của Fintech ngày càng mạnh mẽ và ngày càng là đối trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính đến khách hàng, dẫn tới các ngân hàng đang có xu hướng hợp tác với các Fintech ở một số nghiệp vụ và quy trình trong hệ thống của ngân hàng.
Vào năm 2020 và những năm tiếp theo, chúng ta sẽ chứng kiến sự thay đổi trong cách tiếp cận với an ninh mạng tài chính. Một mặt các ngân hàng sẽ cần giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đồng thời cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm website, thiết bị di động và IoT. Điều này đồng nghĩa với một kênh mới sẽ tạo ra các lỗ hổng bảo mật mới - một số lỗ hổng bảo mật trong số đó có thể vẫn chưa được biết đến cho đến khi một cuộc tấn công xảy ra. Đó là lý do tại sao ngân hàng đang ngày càng quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào việc chống lại các mối đe dọa an ninh mạng để giữ thông tin khách hàng của ngân hàng được an toàn.
Trong bối cảnh thị trường An toàn thông tin (ATTT) trong nước vẫn còn ít các chính sách, tiêu chuẩn đảm bảo ATTT ngành, các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn nhờ có cơ hội hòa nhập thị trường quốc tế sớm hơn nên đã đầu tư để bảo đảm an toàn hệ thống của mình theo các tiêu chuẩn của quốc tế. Thực tế tại ABbank cho thấy, đầu tư các công nghệ bảo mật tốt chỉ là một phần việc trong nhiệm vụ bảo đảm ATTT của tổ chức, ngoài ra vẫn còn rất nhiều công việc nội bộ cần phải thực hiện như: giám sát 24/7, có các phương án xử lý sự cố phù hợp, các phương án quản trị rủi ro nội bộ, có quy trình phối hợp giữa nhiều phòng ban, các cuộc diễn tập thường xuyên để rèn luyện đội ngũ cũng như thử quy trình… Do đó, ngân hàng rất cần các đơn vị có uy tín lớn trong lĩnh vực Bảo mật, ATTT tư vấn và cung cấp giải pháp cho vấn đề này.
B là ngân hàng Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại cổ phần uy tín nhất Việt Nam, Top 100 ngân hàng khu vực ASEAN, Top 500 ngân hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Top 1.000 ngân hàng toàn cầu và là 1 trong 10 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam…
Trước khi chuyển đổi sang hệ thống tổng đài mới ngân hàng sử dụng hệ thống điện thoại analog cũ, điện thoại analog khó quản lý, triển khai thêm máy khó khăn. Tổng đài đã triển khai từ lâu, phân tán giữa từng chi nhánh, khó kiểm soát, quản lý, không có tính dự phòng từ hệ thống tổng đài đến đầu số của nhà cung cấp. Chi phí cước thoại cao do mất cả chi phí gọi nội bộ giữa các máy nhánh. Đặc biệt, hệ thống tổng đài, điện thoại cũ thiếu nhiều tính năng không đáp ứng được 1 số nghiệp vụ của một số phòng ban.