Hồ sơ chuyên gia
Liên hệ1900.2010Đăng nhậpĐăng ký

Câu chuyện chuyển đổi số của Huawei

30/12/2021

Mục tiêu chuyển đổi số: Phát triển hiệu quả vận hành doanh nghiệp

Là một doanh nghiệp toàn cầu, Huawei là một trong những trường hợp tiêu biểu trên toàn thế giới về sức mạnh chuyển đổi số. Doanh thu bán hàng của công ty trong năm 2016 đã đạt mức cao nhất trong nhiều năm với 78.6 tỷ USD, xếp thứ 83 trong danh sách Fortune Global 500. Bằng việc hợp tác với các công ty viễn thông , Huawei đã xây dựng 1,500 mạng lưới , giúp 1/3 dân số toàn cầu có thể truy cập Internet, và Huawei cũng đang bán hàng triệu điện thoại thông minh mỗi năm. Huawei vận hành trên 170 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, với tổng số nhân lực xấp xỉ 180,000 nhân viên. Trên thế giới, Huawei có hơn 900 chi nhánh, 15 trung tâm R&D, 36 trung tâm cải tiến tích hợp, hàng triệu đối tác, trong đó có 60,000 nhà cung cấp.

Làm thế nào Huawei có thể hoạt động trong một cơ cấu tổ chức lớn và phức tạp như vậy? Trong 30 năm qua, Huawei đã liên tục thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh, các quy trình và hệ thống CNTT. Những nỗ lực này đã đạt được hiệu quả lớn: Huawei đã phát triển một cách ổn định, với mức tăng trưởng nhanh chóng, và mở rộng từ Trung Quốc ra thế giới, cùng lúc thực hiện đa dạng hóa từ việc kinh doanh đơn lẻ sang kinh doanh đa hình thức. Trong quá trình này, nhờ có chiến lược phù hợp, Huawei đã không gặp phải những nút thắt hay trở ngại lớn nào trong quá trình hoạt động của toàn công ty.

 

Chiến lược chuyển đổi: Hạ tầng CNTT yêu cầu ba thay đổi lớn

 

Thay đổi 1: Từ cấu trúc Silo truyền thống khép kín đến hạ tầng đám mây và định hướng dịch vụ

Nhiều CIO tỏ ra thất vọng khi việc nâng cấp các cơ sở CNTT với chi phí lớn chỉ để nhận ra rằng các kiến ​​trúc khép kín truyền thống của họ khiến các hệ thống CNTT mới không thể tương tác hoặc chia sẻ thông tin; các hệ thống được nâng cấp, do đó, không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp. Huawei cũng phải đối mặt với thách thức tương tự. Giống như những người khác, cách tiếp cận trước đây của chúng tôi là tinh giản theo chiều dọc và sau đó là tinh giản theo chiều ngang. Tuy nhiên, kết quả cho thấy hệ thống CNTT quá phức tạp để các doanh nghiệp có thể sử dụng. Đây là những hệ thống tốc độ cao, nhưng người dùng mô tả chúng là chậm vì hệ thống mất rất nhiều thời gian để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp

Ví dụ, hoạt động kinh doanh điện thoại di động của Huawei đã phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới, nhưng để hỗ trợ sự tăng trưởng này với các cơ sở CNTT mới phải mất từ​​ 6 đến 9 tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Chẳng hạn, để thiết lập một cửa hàng điện thoại di động ở Ghana để tận dụng cơ hội kinh doanh, hệ thống CNTT tại đây không thể đáp ứng được yêu cầu ngay tức thì được, mà phải có sự chuẩn bị trong một thời gian dài trước đó.

Thay đổi 2: Từ việc tập trung vào Các quy trình vận hành nội bộ sang các chiến lược hướng tới người tiêu dùng

Trước đây, bộ phận CNTT của Huawei không chú trọng nhiều đến trải nghiệm người dùng. Khi phát triển một ứng dụng CNTT, rất ít kỹ sư R&D hoặc IT  có thể nắm bắt được có bao nhiêu người sẽ sử dụng phần mềm và người dùng là những ai. Các kỹ sư cũng không tự vận hành hệ thống. Trong hầu hết các trường hợp, nhóm IT sẽ phát triển một ứng dụng có thể đáp ứng yêu cầu của một bộ phận kinh doanh duy nhất, dẫn đến việc hệ thống IT có một lượng lớn thông tin rác.

Mặc dù tất cả các hệ thống ứng dụng CNTT của Huawei đều phục vụ các quy trình kinh doanh và hoạt động một cách hiệu quả, nhưng trải nghiệm người dùng đều không được như kì vọng. Vấn đề này xảy ra thường xuyên; một ví dụ cơ bản là khi khách hàng đăng ký số điện thoại di động địa phương tại Đức. Các dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông rất hoàn hảo, nhưng không đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, vì tất cả thông tin dịch vụ đều được viết bằng tiếng Đức, và là cản trở lớn khi khách hàng không nói tiếng Đức.

Các CIO khi tìm hiểu về người dùng sẽ thấy nhiều ví dụ tương tự. Qua những ví dụ như vậy, họ sẽ tìm ra câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi hãng thực sự cần giải quyết những vấn đề gì cho các khách hàng doanh nghiệp ?

Thay đổi 3: Từ hệ thống hỗ trợ quản lý nội bộ sang hệ thống dịch vụ hướng tới người dùng

Một hệ thống dịch vụ hướng tới người dùng là mục tiêu của Huawei trong tương lai vì hệ thống CNTT hiện tại của Huawei là hệ thống nội bộ không có kết nối đủ tốt với các mạng bên ngoài. Ví dụ, khi một đối tác muốn tham gia vào một dự án của Huawei, làm cách nào để họ có thể kết nối với hãng  để có được thông tin mới nhất về các dự án? Đối với một công ty công nghệ sáng tạo muốn trở thành nhà cung cấp của Huawei, họ có thể giới thiệu sản phẩm của mình cho Huawei ở đâu? Làm thế nào để khách hàng của hãng tìm hiểu về các giới thiệu sản phẩm mới nhất của hãng?

Giống như Huawei, các doanh nghiệp khác cần hệ thống dịch vụ được kết nối với người dùng để xử lý trực tuyến và tự động các quy trình kinh doanh. Như Giám đốc điều hành Huawei Ren Zhengfei đã nói, tất cả các chuyển đổi và cấu trúc CNTT phải phù hợp với nhu cầu kinh doanh để làm cho hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Thực hiện ba thay đổi được mô tả trên đây là một thách thức khá lớn! Đầu tiên, kiến ​​trúc CNTT cần được phân lớp và phân tách sâu sắc theo hướng dựa trên trải nghiệm, dựa trên dịch vụ. Ví dụ, hệ thống CNTT phải tự động xác định người dùng và hiển thị các cổng thích hợp cho những người dùng khác nhau, thiết bị truy cập, vị trí truy cập, chế độ truy cập và kịch bản truy cập. Hệ thống CNTT sau đó có thể cung cấp thông tin cho người dùng thay vì yêu cầu người dùng tìm kiếm thông tin. Dựa trên nhận dạng người dùng, hệ thống phải cung cấp các quy trình kinh doanh tốt nhất, hoạt động kinh doanh, thông tin cần thiết và hỗ trợ hữu ích vào những thời điểm thích hợp.

 

Thực tiễn chuyển đổi kinh doanh: cải thiện hiệu quả, năng suất và sự hài lòng của khách hàng

Ngay cả trước kế hoạch chuyển đổi mới nhất của mình , Huawei đã khám phá ra nhiều giải pháp nâng cấp IT cho các bộ phận bao gồm R&D, bán hàng, sản xuất, giao hàng và phân phối. Những khám phá này đã tỏ ra vô cùng hiệu quả, được minh chứng qua các ví dụ sau đây:

Chuyển đổi R&D sang Đám mây nhằm tăng cường hợp tác R&D toàn cầu

R&D là lĩnh vực lớn nhất của Huawei, chiếm gần một nửa trong số 180.000 nhân viên của Huawei. Bộ phận IT của Huawei đã phân chia các quy trình, công cụ, dữ liệu và môi trường biên soạn được sử dụng để phát triển sản phẩm nhằm cung cấp các dịch vụ như đám mây thử nghiệm, đám mây biên soạn và cộng đồng nhà phát triển. Các dịch vụ này bao gồm toàn bộ quy trình R&D, giúp giảm đáng kể thời gian cần thiết để đưa phần mềm và phần cứng từ R&D ứng dụng vào sản xuất.

Ví dụ: để sử dụng một chiếc điện thoại di động mới, các nhà phát triển đã từng mất vài tháng cho các nhiệm vụ từ đăng ký thiết bị thử nghiệm đến thiết lập môi trường CNTT. Với việc sử dụng dịch vụ đám mây thử nghiệm mới, thời gian chuẩn bị môi trường hiện giảm xuống còn vài ngày. Tương tự, khi biên soạn hệ điều hành cho điện thoại di động, quy trình cho từng kiểu máy thường bị tách biệt, vì vậy với số lượng lớn kiểu máy sẽ mất hàng giờ đồng hồ để hoàn thành. Giờ đây, một nền tảng biên soạn chung sẽ giúp hoàn thành toàn bộ quy trình trong vài phút.

Cải thiện kinh doanh kỹ thuật số

Các nhà quản lý bán hàng của Huawei từng gặp khó khăn trong việc có được cái nhìn rõ ràng về các hoạt động tuyến đầu và nếu có vấn đề phát sinh thì nguyên nhân thường không rõ ràng. Trong những năm gần đây, nhờ việc bán hàng kỹ thuật số, Huawei đã thống nhất quản lý trực tuyến và ngoại tuyến để hỗ trợ triệt để hoạt động của các đội bán hàng. Ví dụ, giám đốc bán hàng ở tất cả các cấp có thể sử dụng điện thoại di động để xem các hoạt động theo thời gian thực của hơn 200 công ty con tại hơn 170 quốc gia và khu vực. Những nỗ lực này đã từng bước cải thiện nhưng hiệu quả khả năng hoạt động và hiệu quả của các đội bán hàng.

Cải thiện hiệu quả cung cấp dịch vụ

Dịch vụ phân phối của Huawei bao gồm rất nhiều hoạt động, thường yêu cầu mỗi nhân viên phân phối phải mở hơn 20 hệ thống IT. Giờ đây, Huawei có một nền tảng cung cấp dịch vụ tích hợp tất cả các hoạt động cần thiết vào một cổng thông tin duy nhất bao gồm quản lý tài nguyên, quản lý thuê ngoài, nghiệm thu địa điểm, tiếp nhận hàng hóa, hỗ trợ kỹ thuật và quản lý nhân sự. Cổng thông tin định hướng kinh doanh này đã cải thiện đáng kể hiệu quả phân phối. Ngoài ra, Huawei đã xây dựng một trung tâm phân phối ở Tây An, Trung Quốc, nơi các nhà quản lý có thể kiểm tra tiến độ của các dự án phân phối sản phẩm toàn cầu và tình trạng triển khai của từng địa điểm trên một màn hình lớn.

Nền tảng Logistics được Trực quan hóa giúp cải thiện Hiệu quả Quản lý Logistics Toàn cầu

Huawei có một hệ thống các doanh nghiệp mở rộng trên toàn thế giới và hệ thống hàng hóa được giao và vận chuyển trên toàn cầu. Đây là một thách thức trong phương diện quản lý khi các luồng hàng hóa cụ thể được phân phối trong một mạng lưới khổng lồ như vậy. Tuy nhiên, việc thành lập một nền tảng phân phối ảo vào năm 2014 đã tạo ra sự khác biệt lớn trong khả năng đáp ứng với thách thức này. Vào cuối năm 2016, tỷ lệ nhất quán về hàng hóa và tài khoản hàng tồn kho (CIAG) tổng thể của Huawei đã tăng lên đáng kể. Giờ đây, công ty có thể giám sát hơn 100 kho hàng của Huawei trên toàn thế giới trong thời gian thực và quản lý hàng hóa đến / đi một cách trực quan, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả cộng tác của công ty trong quá trình hợp tác toàn cầu.

Hệ thống văn phòng được kết nối tốt hơn nhằm đơn giản hóa công việc hàng ngày của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một nền tảng hiệu quả và thông suốt để kết nối với các thiết bị, cổng thông tin, doanh nghiệp một cách ổn định. Vào năm 2017, nhóm CNTT của Huawei đã ra mắt WeLink để giải quyết yêu cầu này và hiện nay ứng dụng đã đạt mức 170.000 người dùng. WeLink cho phép người dùng tổ chức các cuộc họp, sử dụng các ứng dụng dịch vụ và xem các tệp được chia sẻ để duy trì kết nối hiệu quả với những người khác trong cùng một nhóm, dù họ ở bất kỳ đâu.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Chúng tôi có thể giúp gì thêm cho bạn?

Hãy liên hệ vớiC.OPE2Nngay bây giờ


© Copyrights 2022 CMC Telecom. All Rights Reserved.